Tranh cãi nảy lửa khi siêu du thuyền bỏ rơi 8 du khách trên đảo vắng
CLB Bắc Ninh đã chiêu mộ thành công ông Hoàng Anh Tuấn cho vị trí HLV trưởng. Đây là lựa chọn bất ngờ, nhưng cũng thể hiện tham vọng của đội bóng đang đá ở giải hạng nhì quốc gia 2025. Nhiệm vụ của ông Hoàng Anh Tuấn là đưa Bắc Ninh giành tấm vé dự sân chơi hạng nhất 2025 - 2026.CLB Bắc Ninh được người hâm mộ gọi với cái tên "đội bóng triệu USD", khi không tiếc tiền đầu tư để xây dựng đội bóng, chiêu mộ nhiều cầu thủ giỏi. CLB Bắc Ninh cũng chơi lớn khi mời ông Park Hang-seo, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, ngồi vào ghế cố vấn.Với cố vấn Park Hang-seo cùng dàn cầu thủ kinh nghiệm, các cầu thủ Bắc Ninh đã lọt vào trận play-off thăng hạng. Tuy nhiên, CLB Bắc Ninh để hòa Trẻ TP.HCM với tỷ số 2-2, sau đó dừng bước khi thua trên chấm đá luân lưu. Sau khi thăng hạng, CLB Trẻ TP.HCM nâng cấp lực lượng với một loạt hảo thủ, rồi đưa quân ra miền Bắc để gia nhập CLB Ninh Bình. Ở chiều ngược lại, lực lượng cũ của Ninh Bình đi trở ngược lại vào miền Nam để khoác áo CLB Trẻ TP.HCM.CLB Bắc Ninh quyết tâm đoạt 1 trong 2 tấm vé trực tiếp dự giải hạng nhất mùa tới. Với tiềm lực tài chính tốt, đội bóng của cố vấn Park Hang-seo đã sẵn sàng. HLV Hoàng Anh Tuấn được lựa chọn làm "thuyền trưởng" CLB Bắc Ninh nhờ kinh nghiệm phong phú. Ông Hoàng Anh Tuấn từng giúp CLB Khánh Hòa trở thành đội bóng cá tính, gai góc ở V-League ở giai đoạn 2007 - 2012. Sau đó, nhà cầm quân sinh năm 1968 chuyển đến CLB Hải Phòng nắm quyền ở mùa giải 2013 - 2014. Ông chỉ huấn luyện một thời gian ngắn, rồi rời ghế nóng để nhường chỗ cho trợ lý Dylan Kerr (người sau đó cùng Hải Phòng vô địch Cúp quốc gia 2014). HLV Hoàng Anh Tuấn bén duyên với bóng đá trẻ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023. Ông từng đưa U.19 Việt Nam lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa vé dự U.20 World Cup 2017. HLV Hoàng Anh Tuấn cũng từng nắm quyền ở U.23 Việt Nam, khi đưa học trò tiến lên đỉnh cao U.23 Đông Nam Á 2023.Nốt trầm của HLV Hoàng Anh Tuấn xuất hiện trong khoảng thời gian ông nắm CLB Bình Dương ở nửa đầu V-League 2024 - 2025. Dù được đầu tư cầu thủ, cùng đội ngũ trợ lý hùng hậu không dưới 15 thành viên, nhưng ông Hoàng Anh Tuấn không thể đưa CLB Bình Dương lên nhóm đầu. Sau 9 trận, đội Bình Dương đứng thứ 9, kém ngôi đầu 8 điểm. Kết quả kém ấn tượng khiến ông Hoàng Anh Tuấn và CLB Bình Dương đạt thỏa thuận chia tay vào tháng 12.2024. Nhận lời cầm quân ở CLB Bắc Ninh, đồng nghĩa HLV Hoàng Anh Tuấn có lần đầu trong sự nghiệp huấn luyện tại giải hạng nhì quốc gia.Nhà đầu tư ngoại có thể không cần ký quỹ khi mua chứng khoán
Và thế là chàng trai này quyết tâm: "Chắc chắn là tôi tuyệt giao với bia, rượu. Tôi có nói điều đó với nhiều người bạn và chắc chắn sẽ thực hiện được".
Nhớ mãi chợ nổi Phụng Hiệp
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.
Chuyên gia lĩnh vực truyền thông marketing Nguyễn Thanh Bảo Long, Công ty TNHH Dịch vụ truyền thông World, H.Nhà Bè, TP.HCM, cho rằng đáng buồn khi hiện nay không ít TikToker, YouTuber vẫn "cố đấm ăn xôi", quay video với những nội dung "bẩn".
Tặng quà cho người nghèo ở Đồng Nai
Sáng 10.2, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ NN-PTNT tổ chức buổi họp báo thông tin kế hoạch tổ chức Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025.Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết nghề làm muối ở Việt Nam là một nghề truyền thống lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và văn hóa; đặc biệt tại các tỉnh ven biển như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu… Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản lượng muối lớn nhất của cả nước, không chỉ góp phần đáng kể vào thu nhập của diêm dân mà còn tạo nên nét đặc trưng văn hóa riêng biệt cho Bạc Liêu. Các lễ hội muối, những câu chuyện và kinh nghiệm truyền đời về nghề làm muối đều phản ánh sâu sắc tinh thần và bản sắc của vùng đất này. Đặc biệt, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, muối Bạc Liêu còn được biết đến với chất lượng cao, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, muối vẫn là một nghề đã và đang trải qua rất nhiều thăng trầm. Các yếu tố thu nhập thấp, môi trường làm việc khắc nghiệt và sự hấp dẫn của các ngành nghề khác đã khiến giới trẻ ít mặn mà với nghề muối."Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát triển nghề muối truyền thống, nâng cao giá trị nghề muối Việt Nam nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Thông qua đó khơi dậy tình yêu nghề truyền thống của thế hệ trẻ có trình độ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp từ nghề muối. Tổ chức sản xuất ngành nghề muối Việt Nam theo hướng hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hạt muối...", ông Phạm Văn Thiều thông tin.Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6 - 8.3. Trong đó có các hoạt động, sự kiện nổi bật như: Khánh thành dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Đông Hải; Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP; Không gian trưng bày các mô hình, hiện vật, các tiến bộ kỹ thuật sản xuất, chế biến muối; Hội thảo định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu...